Kết quả tìm kiếm cho "Khuất Văn Khang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 647
Ngày 6/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Bộ trưởng Các vấn đề nghị viện và dân tộc thiểu số Ấn Độ Kiren Rijiju, nhân dịp Bộ trưởng tham dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (Vesak 2025).
Tinh thần quật cường năm xưa vẫn đang chảy trong từng mạch nguồn phát triển, đưa Côn Đảo bước vào một hành trình mới-hành trình của hòa bình, thịnh vượng và khát vọng vươn xa.
Dự cuộc gặp mặt, tri ân chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày trên toàn quốc được tổ chức tại Côn Đảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính xúc động bày tỏ, chúng ta "nói bao nhiêu lời cũng không đủ" về sự tri ân với những người đã chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân; và sự tri ân có ý nghĩa nhất là quyết tâm hành động, bằng những hành động cụ thể, mang lại kết quả cân đong đo đếm được để xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc, ấm no.
Nhân Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo, sáng 3/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ viếng, tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc tại nghĩa trang Hàng Dương và nghĩa trang Hàng Keo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, tỉnh chọn Vạt Lài (xã Khánh Bình, huyện An Phú) làm nơi xây dựng căn cứ kháng chiến - “Căn cứ B3”. Đây là dấu son cách mạng, minh chứng cho tinh thần yêu nước, bất khuất, kiên cường của quân dân nơi đây. Phát huy truyền thống anh hùng đó, Đảng bộ và Nhân dân xã Khánh Bình luôn nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, khởi sắc, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) là dịp để mỗi người con đất Việt khắc sâu dấu mốc lịch sử chói lọi, cũng là dịp thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân những người con ưu tú đã không tiếc máu xương vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Từ căn hầm bí mật dưới vỏ bọc xưởng bánh tráng ở thôn Vườn Trầu, huyện Hóc Môn, gia đình ông Ngô Văn Ngời và bà Nguyễn Thị Sai đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tiếp nối truyền thống gia đình, tám người con của ông bà đều kiên trung đi theo cách mạng, góp phần viết nên những trang sử hào hùng của lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định.
Không chỉ là vùng đất non nước hữu tình, An Giang còn tự hào với những “địa chỉ đỏ” về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi đã có dịp trở về thăm lại Giồng Trà Dên (xã Tân Thạnh, TX. Tân Châu), nơi từng là căn cứ cách mạng quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ, in đậm dấu chân của biết bao cán bộ, chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất của Đảng ta.
Tri Tôn là vùng đất anh hùng, có nhiều hy sinh, mất mát cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hiện nay, huyện đã và đang phát huy tiềm năng, thế mạnh; tích cực chăm lo người có công, gia đình chính sách.
Huyện cù lao Chợ Mới, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở An Giang vào tháng 4/1930, lại là nơi cuối cùng của tỉnh nói riêng, miền Nam nói chung, được giải phóng sau ngày 30/4/1975. “Chợ Mới đã từng bước vươn lên bằng nội lực, thế mạnh vốn có, khẳng định vị thế của một địa phương giàu truyền thống trong tỉnh, anh dũng trong đấu tranh, anh hùng trong lao động” - nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Hữu Khánh nhận định.